Tìm kiếm tin tức
Điều kiện tự nhiên xã Phú Thượng
Ngày cập nhật 23/10/2019

ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN

Xã Phú Thượng có tổng diện tích đất tự nhiên là 589,85 ha, bao gồm 8 thôn nằm dọc theo tuyền Quốc lộ 49 và Tỉnh lộ 10A. Để quản lý sử dụng đất hợplý và có hiệu quả thì cần có kế hoạch sử dụng đất cụ thể và chi tiết.

Do vậy, cần phải có những giải pháp hợp lý, thiết thực để nâng cao hiệu quả sử dụng đất và phát triển bền vững là hết sức cần thiết.

* Vị trí địa lý:

Về ranh giới: xã Phú Thượng phía bắc giáp xã Phú Mậu và Phú Dương, huyện Phú Vang; phía nam giáp xã Thủy Vân, thị xã Hương Thủy và phường Vỹ Dạ, thành phố Huế; phía đông giáp xã Phú Mỹ, huyện Phú Vang, phía tây giáp xã Phú Mậu, huyện Phú Vang và phường Phú Hậu, thành phố Huế

Xã Phú Thượng có tổng diện tích tự nhiên là 589,85 ha, bao gồm 8 thôn, trong đó:

Đất nông nghiệp là 183,79 ha, chiếm 31,16% tổng diện tích đất tự nhiên

Đất phi nông nghiệp là 400,15 ha chiếm 67,84% tổng diện tích đất tự nhiên

Đất chưa sử dụng là 5,91 ha chiếm 1% tổng diện tích đất tự nhiên

* Địa hình

Xã Phú Thượng là xã nằm về phía Tây Bắc của huyện cách trung tâm huyện lỵ Phú Vang (Thị trấn Phú Đa) khoảng 17km về phía Tây Bắc, cách trung tâm TP.Huế khoảng 3km về phía Đông Nam. Địa hình của xã Phú Thượng là tương đối đơn giản, là một vùng đồng bằng

* Khí hậu

Phú Thượng có đặc điểm khí hậu chung với khí hậu của huyện Phú Vang là khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm và chịu tác động của khí hậu biển, nên tạo cho xã có một số đặc trưng khí hậu như sau:

  • Nhiệt độ
  • Nhiệt độ trung bình: 25,2 oC.
  • Nhiệt độ cao nhất vào tháng 5,6,7,8 và thấp nhất vào các tháng 12,1,2 năm sau.
  • Độ ẩm trung bình: 84,5% các tháng có độ ẩm cao là 9,10,11.
  • Bốc hơi: Lượng bốc hơi trung bình hàng năm: 1000mm. Lượng bốc hơi cao nhất là từ tháng 5 đến tháng 8 và thấp nhất vào tháng 2.
  • Nắng: số giờ nắng trung bình ngày: 5,7 giờ và số giờ nắng cả năm là 2000 giờ, số ngày nắng trung bình cả năm là 208 ngày.
  • Lượng mưa :
  • Lượng mưa trung bình hàng năm: 2.995,5 mm. Mùa mưa bắt đầu từ tháng 9 đến tháng 2 năm sau.
  • Lượng mưa tối đa năm: 721,3 mm.
  • Lượng mưa tối đa tháng: 1.740 mm.
  • Số ngày mưa trung bình năm: 157 ngày
  • Gió bão:
  • Xã Phú Thượng chịu ảnh hưởng của 2 hướng gió chính sau: Gió mùa Đông Bắc từ tháng 9 đến tháng 3 năm sau với tốc độ gió trung bình 4 – 6 m/s và gió mùa Tây Nam ảnh hưởng từ tháng 4 đến tháng 8 với tốc độ gió trung bình từ 2 – 4 m/s
  • Bão thường xuất hiện vào tháng 8 hàng năm , cao điểm từ tháng 9- 10 hàng năm với tốc độ gió bình quân 30 – 40 m/s

          Chịu sự tác động của khí hậu nhiệt đới gió mùa có lượng mưa lớn, nền nhiệt tương đối cao, lượng bốc hơi mạnh thì đây là lợi thế cho phát triển nuôi trồng thủy sản. Ngoài ra do sự chênh lệch lớn về lượng mưa và quá trình phân bố dễ gây lũ lụt ngập úng, gây khó khăn cho đời sống sinh hoạt cũng như sản xuất và còn có thể gây ra những thiệt hại đáng kể về kinh tế.

* Thủy văn

         Với vị trí của xã  phía Tây giáp với sông Hương, sông Như Ý, ngoài ra trên địa bàn xã có nhiều nơi như Phú Khê, Mộc Hàn và nhiều hệ thống kênh mương thủy lợi và thoát nước khác góp phần chính trong sản xuất nông nghiệp, thoát nước và tiêu úng trên địa bàn xã Phú Thượng. Tuy nhiên hiện nay nhiều công trình dự án được đầu tư xây dựng tại xã làm cho phá hỏng hệ thống thoát nước, vì vậy về mùa mưa thường bị ngập úng nhiều khu vực trong xã.

* Giao thông

  • Quốc lộ 49: đi qua địa bàn xã với chiều dài khoảng 3,13 km (đường Phạm Văn Đồng là 1,7 km). Đây là 1 tuyến đường chính có tầm quan trọng trong vấn đề giao lưu trao đổi và các hoạt động phát triển kinh tế xã hội của xã.
  • Tỉnh lộ 10A đi qua địa bàn xã với chiều dài khoảng 2,05 km, đây chính là tuyến đường chính nối xã với các xã vùng Tây Nam của huyện tạo điều kiện cho phát triển kinh tế xã hội của xã.
  • Tỉnh lộ 5 nối từ cầu chợ Dinh đến quốc lộ 49 và đường Nguyễn Sinh Cung dài 1,7km, đây là tuyến đường nối Phú Thượng với các phường của thành phố Huế. Tạo điều kiện cho giao lưu buôn bán và phát triển kinh tế xã hội của xã.

* Kinh tế xã hội

Sản xuất nông nghiệp:

  • Trồng trọt: khu vực trồng trọt xã Phú Thượng với cây trồng chính và chủ lực vẫn là cây lúa. Tuy quá trình sản xuất gặp không ít khó khăn do tình hình thời tiết và sâu bệnh, giá vật tư phân bón tăng cao,…nhưng trong quá trình sản xuất với sự cố gắng không ngừng của cán bộ và nhân dân xã, với quá trình chuyển đổi  cơ cấu cây trồng, ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất lúa, sử dụng các giống lúa mới, cải thiện hệ thống thủy lợi, dự báo phòng trừ sâu bệnh, vì vậy diện tích gieo trồng cũng như năng suất và sản lượng ngày càng tăng.
  • Chăn nuôi: Chăn nuôi của xã trong những năm qua chủ yếu với hình thức nhỏ lẻ theo quy mô hộ gia đình, tuy nhiên vẫn có một số hộ hình thành được các mô hình chăn nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa, hiện nay toàn xã có 07 gia trại và 01 trang trại ( trang trại ở khu vực thôn Tây Trì Nhơn). Trong những năm tới cần đẩy mạnh và thúc đẩy ngành chăn nuôi của xã theo hướng sản xuất hàng hóa, hình thành các khu vực chăn nuôi tập trung, đầu tư cơ sở hạ tầng để ngày càng nâng cao sản lượng và giá trị của ngành chăn nuôi.

Tiểu thủ công nghiệp, xây dựng:

  • Trong những năm qua ngành tiểu thủ công nghiệp là ngành phát triển tương đối ổn định với tốc độ tăng trưởng khá cao. Với một số các ngành nghề truyền thống chính như mộc, chạm, khảm, mộc mỹ nghệ, xay xát, các ngành nghề, tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn xã phần lớn là sự phát triển tự phát của người dân, chưa tạo được thương hiệu hay chỉ dẫn địa lý mang tính hàng hóa có tính cạnh tranh cao trong nền kinh tế thị trường hiện nay. Tuy vậy, các ngành nghề, tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn đã góp phần quan trọng trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế địa phương cũng như giải quyết vấn đề lao động tại chỗ.

Kinh tế du lịch:

  • Đối với ngành nghề du lịch thương mại trên địa bàn xã: ngành này có tốc độ phát triển tương đối nhanh. Trong đó, các hoạt động dịch vụ chủ yếu là: du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, nhà hàng, ẩm thực, buôn bán nhỏ, thợ xây dựng, giao thông, vận tải, bưu chính viễn thông (Điện thoại, Internet,...) và nhiều các hoạt động dịch vụ khác như là: cung ứng vật liệu xây dựng, thương nghiệp, dịch vụ xăng dầu, sửa chữa xe máy, may mặc... đã góp phần đáp ứng nhu cầu đời sống vật chất và tinh thần của người dân không chỉ của xã mà còn phục vụ cho các xã ở các khu vực lân cận.

* Dân số:

Năm 2018, dân số xã Phú Thượng là 14365 người, 3675 hộ, mật độ dân số là 2.444 người/km2, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên là 1,24%. Phần lớn các hộ dân làm trong lĩnh vực nông nghiệp và dịch vụ, một số ít làm trong lĩnh vực công nghiệp. Các điểm dân cư của xã phân bố đều trên 8 thôn.

* Y tế

Trong năm qua, cán bộ trạm y tế ngày càng được nâng cao về chuyên môn và kỷ năng thực hành nên đáp ứng tốt cho công tác khám chữa bệnh. Công tác phòng, chống dịch bệnh được tăng cường; thường xuyên giám sát dịch tễ, phát hiện sớm những ca bệnh và ngăn chặn kịp thời không cho dịch lớn xảy ra.

Xã có 01 trạm y tế diện tích 500m2. Trạm y tế của xã được đầu tư trang thiết bị tương đối đầy đủ về cơ sở vật chất, đáp ứng với nhu cầu người dân; tuy nhiên cần thực hiện tốt hơn nữa trong công tác chăm sóc sức khỏe người dân và cộng đồng. Năm 2008 trạm y tế xã được công nhận đạt chuẩn quốc gia.

Song song việc khám và điều trị bệnh, trạm y tế cũng không ngừng đẩy mạnh vận động tuyên truyền người dân tham gia các hình thức bảo hiểm.

 

 

 

Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Thống kê truy cập
Truy cập tổng 11.766
Truy cập hiện tại 68