Tìm kiếm tin tức
Liên kết website
So sánh tranh chấp đất đai và khiếu nại đất đai có gì khác?
Ngày cập nhật 17/08/2022
Hiện nay, nhiều người dân, thậm chí là nhiều cán bộ, công chức làm việc ở các cơ quan quản lý Nhà nước về đất đai ở nhiều nơi vẫn có sự nhầm lẫn giữa khiếu nại đất đai và tranh chấp đất đai.
 
Vậy tranh chấp đất đai là gì? Khiếu nại đất đai là gì? Điểm giống nhau giữa tranh chấp và khiếu nại đất đai? Tranh chấp đất đai và khiếu nại đất nại khác nhau ở điểm nào?
1. Tranh chấp đất đai là gì?
 
Tranh chấp đất đai được hiểu là tranh chấp về quyền, nghĩa vụ của người sử dụng đất đai giữa hai hoặc nhiều bên trong quan hệ đất đai. Tranh chấp đất đai là sự bất đồng, mâu thuẫn hay xung đột về lợi ích về quyền và nghĩa vụ giữa các chủ thể khi tham gia vào quan hệ đất đai.
 
2. Khiếu nại đất đai là gì?
 
Căn cứ vào Khoản 1 Điều 2 Luật Khiếu nại 2011 quy định về khái niệm khiếu nại thì khiếu nại về đất đai là việc các cơ quan, tổ chức, công dân đề nghị cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xem xét lại các quyết định hành chính hoặc hành vi hành chính trong quản lý đất đai khi có căn cứ cho rằng các quyết định, hành vi đó là xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
 
3. Bản chất tranh chấp đất đai và khiếu nại đất đai.
 
Để so sánh tranh chấp đất đai và khiếu nại về đất đai, trước hết cần hiểu rõ bản chất của hai khía cạnh này được quy trình trong các khoản, điều luật thuộc các bộ luật tại Việt Nam.
 
+ Tranh chấp đất đai:
 
Theo khoản 24 Điều 3 Luật đất đai 2013 quy định như sau:
 
Tranh chấp đất đai là tranh chấp về quyền, nghĩa vụ của người sử dụng đất giữa hai hoặc nhiều bên trong quan hệ đất đai.” Như vậy bản chất tranh chấp đất đai là tranh chấp về quyền và nghĩa vụ sử dụng đất đai của các chủ thể có liên quan đến quyền sử dụng mảnh đất đó.
 
+ Khiếu nại đất đai:
 
Theo khoản 1 Điều 2 Luật khiếu nại 2011 quy định:
 
Khiếu nại là việc công dân, cơ quan, tổ chức hoặc cán bộ, công chức theo thủ tục do Luật này quy định, đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan hành chính nhà nước, của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước hoặc quyết định kỷ luật cán bộ, công chức khi có căn cứ cho rằng quyết định hoặc hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình.
 
Như vậy, khi so sánh tranh chấp đất đai và khiếu nại về đất đai thì bản chất khiếu nại đất đai là việc đề nghị cơ quan nhà nước, cán bộ công chức có thẩm quyền xem lại quyết định hành chính, hành vi hành chính đối với quyền sử dụng đất của các cá nhân, tổ chức có liên quan đến mảnh đất đó.
 
4. So sánh về đối tượng.
 
Khiếu nại đất đai và tranh chấp đất đai có sự khác nhau về đối tượng áp dụng cũng như đối tượng thực hiện, đề nghị giải quyết tranh chấp.
 
+ Tranh chấp đất đai: là chủ thể khác có mâu thuẫn, xâm phạm đến quyền và nghĩa vụ sử dụng đất của chủ thể khác
 
+ Khiếu nại đất đai: là cơ quan nhà nước, cán bộ công chức đã ban hành quyết định hành chính hoặc hành vi hành chính mà chủ thể khiếu nại cho rằng trái pháp luật.
 
4. Cơ chế giải quyết tranh chấp đất đai và khiếu nại đất đai.
 
Tranh chấp đất đai thường có nhiều biện pháp giải quyết khác nhau là thương lượng, hòa giải, giải quyết tại cơ quan hành chính có thẩm quyền và giải quyết tại Tòa án theo thủ tục tố tụng dân sự.
 
Khiếu nại về đất đai chỉ có hai hình thức giải quyết: khiếu nại đến cơ quan hành chính có thẩm quyền theo pháp luật khiếu nại (cơ quan hành chính đã ra quyết định bị khiếu nại hoặc cơ quan cấp trên của cơ quan đó), hoặc khởi kiện theo pháp luật tố tụng hành chính.
 
5. Căn cứ pháp lý
 
Luật Đất đai 2013;
 
Luật Khiếu nại 2011.
Các tin khác
Xem tin theo ngày  

Chung nhan Tin Nhiem Mang

Thống kê truy cập
Truy cập tổng 21.959
Truy cập hiện tại 12